SEO Audit là gì? Các bước Audit một website

SEO Audit là gì vậy? Có cần thiết hay không? Cách thức tiến hành như thế nào?

Những câu hỏi trên bạn sẽ gặp phải khi muốn tối ưu hóa cho website. Có thể đó là trang web của công ty bạn, và bạn muốn tự thực hiện để làm online marketing, phục vụ cho việc giới thiệu quảng bá thương hiệu, và hỗ trợ bán hàng.

Cũng có thể bạn là dân SEO, và khi chuẩn bị nhận dự án mới, phải làm audit để thuyết trình với khách hàng tiềm năng. Bạn cần “khám bệnh” cho website của khách, cho xem kết quả, để họ biết được thực trạng, từ đó mới đưa ra giải pháp trong gói dịch vụ của mình.

Dù là trường hợp nào, thì cũng cần hiểu rõ SEO Audit là gì và cách thực hiện cho hiệu quả.

Và đó cũng là những nội dung chính tôi trình bày trong bài viết này. Bài viết khá dài, nên bạn có thể xem trước mục lục cho tiện theo dõi.

SEO Audit là gì?

SEO Audit là quá trình kiểm tra đánh giá thực trạng của website đã được tối ưu hóa đến đâu, dựa trên nhiều tiêu chí liên quan. Qua đó cũng có thể đánh giá được mức độ thân thiện của trang web với công cụ tìm kiếm, cũng như với người dùng.

Có thể ví SEO Audit như việc “khám bệnh” cho website vậy. Kiểm tra để xem “sức khỏe” của trang web có tốt không, và đưa ra những phương án “chữa bệnh”.

Thuật ngữ SEO Audit xuất phát từ tiếng Anh, có thể dịch nguyên nghĩa là “Kiểm toán việc tối ưu hóa với công cụ tìm kiếm”. Nhưng như vậy thì hơi dài dòng, mà cũng chưa thoát nghĩa, lại dễ bị nhầm sang lĩnh vực kiểm toán tài chính. Do đó theo tôi, có thể tạm dịch là “khảo sát SEO”, hoặc cứ dùng nguyên từ tiếng Anh (như trong bài này) là được.

Khi nào nên làm SEO Audit?

Nếu bạn là chủ website, thì nên thực hiện càng sớm càng có lợi. Có thể làm lần đầu tiên khi xây dựng xong trang web. Sau đó nếu có điều kiện, thì làm định kỳ khoảng 6 tháng – 1 năm 1 lần.

Trong phần này, tôi sẽ trình bày tất cả các bước liên quan đến việc làm SEO Audit một cách toàn diện. Trường hợp bạn chỉ khảo sát sơ bộ (bước chào dịch vụ SEO cho khách nêu ở trên), thì lựa một vài bước nào đó nhanh chóng cho kết quả ban đầu. Hoặc khi cần Audit định kỳ, thì bỏ đi những bước không cần phải lặp lại. Tùy trường hợp mà linh hoạt áp dụng nhé.

Bước 1: SEO Audit về mặt kỹ thuật

Bước này gồm các hạng mục chung về kỹ thuật, chủ yếu trên phạm vi toàn website, hoặc trong phần mã code của bài viết. Thường thì người dùng không, hoặc ít để ý thấy những yếu tố này, nếu chỉ đọc nội dung theo cách thông thường.

Website có bị Google phạt hay cấm không?

Với trang web bị phạt hoặc cấm, thì quả là một điều bất lợi và rất khó khăn cho việc làm SEO. Bạn có thể kiểm tra ngay xem hiện có bao nhiêu trang con được xếp chỉ mục (index).

Nhập tên miền vào ô tìm kiếm của Google, với cú pháp như sau:

site:tenmien.com

Nếu kết quả không tìm thấy trang nào, thì hoặc là website mới vừa xây dựng xong (Google chưa biết), hoặc là đã bị phạt (penalty) hay bị cấm (ban).

Bước 2: SEO Audit các yếu tố trên trang (On-Page)

Kiểm tra URL xem đã thân thiện chưa

URL là chuỗi ký tự trên ô địa chỉ của trình duyệt. Mỗi trang con trong website đều có 1 URL riêng. Và việc bạn cần làm là đảm chuỗi ký tự này thân thiện với con người, chứ không phải chỉ để cho trình duyệt hiểu.

Một cách tự nhiên, nếu nhìn vào URL và bạn có thể hình dung được sơ bộ chủ đề chính của trang đó, thì nghĩa là đạt yêu cầu. Còn nếu bạn chẳng đoán được trang đó sẽ nói về cái gì, thì chưa đạt, và cần phải tối ưu.

Bước 3: SEO Audit các yếu tố ngoài trang (Off-Page)

Một bước quan trọng không kém là Audit website dựa trên những yếu tố tác động từ ngoài trang web. Nói cách khác chính là các yếu tố SEO Off-Page.

Tôi sẽ nêu 3 yếu tố chính của SEO Off-Page.

Kiểm tra Backlink

Backlink từ website khác có vai trò như một phiếu bầu cho website của bạn. Càng nhiều backlink chất lượng càng có lợi cho bạn.

Hãy kiểm tra những nội dung sau:

Có bao nhiêu domain liên kết đến trang web của bạn? Trong số đó, có những domain nào đáng tin cậy? Những domain nào thuộc diện “độc hại”?

Tổng số backlink là bao nhiêu? Trong đó có bao nhiêu liên kết trỏ tới trang chủ, bao nhiêu trỏ tới các trang con?

Những trang nào nhận được nhiều backlink nhất?

Tỉ lệ liên kết dựa trên từ khóa (keyword based)?

Mức độ “độc hại” của từng liên kết là bao nhiêu (chẳng hạn theo thang điểm từ 1 đến 100, đo bằng công cụ SEMrush)?

Trả lời