Nên chọn Hosting như thế nào cho phù hợp

      Không có bình luận ở Nên chọn Hosting như thế nào cho phù hợp

Chọn Hosting để sử dụng không nên chỉ chú trọng vào danh tiếng và thương hiệu của nhà cung cấp. Bạn cần hiểu rõ nhu cầu hiện tại của mình là gì, để tránh lãng phí tiền bạc và thời gian tìm hiểu.
1. Xác định được website cần bao nhiêu tài nguyên máy chủ
(mã nguồn, số lượng khách truy cập, dữ liệu web nhiều hay ít, dữ liệu tải về cao hay thấp, cần chạy bao nhiêu web trên một Hosting…)

2. Chi phí dành cho Hosting mỗi tháng
Hiện nay trên thị trường có nhiều nhà cung cấp với nhiều mức giá khác nhau. Bạn cần nên xem xét lại khả năng chi trả cùng với nhu cầu hiện tại của web để chọn nhà cung cấp phù hợp
Ví dụ:
+ website giới thiệu công ty, cửa hàng nhỏ, các bạn nên thuê gói hosting từ 1GB cho đến 5GB ( thường có mức giá dao động từ 50 -100k mỗi tháng)
+ website thương mại điện tử, các website lớn, chúng ta cần thuê gói hosting có dung lượng cao hơn từ 5Gb trở lên ( chi phí mỗi tháng là trên 150k)

 

3. Dữ liệu trên website có thuộc loại bảo mật cao không?
Cần chọn những nhà cung cấp có tính năng backup dữ liệu thường xuyên, cùng với dịch vụ chống DDos. Để ngăn chặn những hành vi cạnh tranh bất chính của đối thủ

Với riêng các bạn sinh viên, muốn tập thiết kế website, dựng wordpress, không nên chọn gói Hosting quá cao, sẽ phung phí tài nguyên máy chủ rất nhiều.

Bí quyết #1: Hiểu được sự khác biệt giữa các dịch vụ hosting hiện có

Cần phải hiểu cách phân biệt giữa dịch vụ hosting chia sẻ, hosting thuê địa điểm và đường truyền, hosting thuê máy chủ không hỗ trợ và hosting thuê máy chủ có hỗ trợ, từ đó bạn có thể lựa chọn loại hình dịch vụ phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình. Ngày nay ngành dịch vụ hosting đã phát triển mạnh, được phân chia thành một số loại hình đặc thù, mỗi loại lại có những ưu và nhược điểm riêng.

Bí quyết #2: Hỏi xem mạng lưới của nhà cung cấp dịch vụ hosting bạn định chọn có các địa chỉ IP (giao thức internet) đã bị lọt vào hố đen hay không

Bí quyết #3: Đừng nhầm lẫn giữa quy mô và tính ổn định

Chỉ vì một công ty cung cấp dịch vụ web hosting có quy mô lớn không có nghĩa là nó ổn định và đảm bảo an ninh. Trên thực tế, nhiều công ty web hosting thuộc loại lớn nhất đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản hoặc phải bán cho công ty khác-trong một số trường hợp điều này gây ra việc phải chuyển đổi dịch vụ không thoải mái gì cho khách hàng cũ. Bạn tự bảo vệ mình như thế nào? Hãy tự hỏi một số câu hỏi chính:

Nhà cung cấp dịch vụ đã làm việc này được bao lâu?

Chủ công ty hiện nay có phải là chủ từ đầu hay không?

Họ có thu được lợi nhuận từ doanh thu có được do hoạt động hosting?

Bí quyết #4: Đừng lấy giá cả làm ưu tiên duy nhất

Câu nói quen thuộc “Tiền nào của nấy” đúng với hầu hết mọi thứ trong cuộc sống, và hosting chắc chắn là một trong số đó. Khi bạn quá ưu tiên giá cả, bạn có nguy cơ thuê phải một nhà cung cấp dịch vụ hosting chỉ cho bạn một kết nối với internet và hầu như chẳng còn hỗ trợ gì khác (và thậm chí kết nối đó có thể còn đang chạy hết công suất hoặc có vấn đề về thời gian hoạt động).

Bí quyết #5: Đảm bảo rằng nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn có những trung tâm dữ liệu lớn

Khi làm ăn với những công ty nhỏ, hãy đảm bảo rằng họ có các trung tâm của riêng mình, dồi dào về năng lượng và kết nối. Sau đây là một số câu hỏi cần trả lời:

  • Họ có bao nhiêu đường truyền kết nối vào bộ máy của mình?
  • Mức độ sử dụng trung bình của các liên kết của họ? (Dù liên kết có lớn tới đâu, nếu nó đang chạy hết công suất có nghĩa là nó sẽ chậm.)
  • Họ có nguồn năng lượng dồi dào để cung cấp cho các máy chủ không?
  • Họ có máy phát điện tại chỗ không?
  • Họ có thường xuyên kiểm tra máy phát điện không?
  • Họ có các biện pháp an ninh kiểu gì đã lắp đặt cho mạng lưới của mình?
  • Họ có hệ thống an ninh bảo vệ cơ sở vật chất như thế nào?
  • Họ có lắp đặt các hệ thống khống chế hỏa hoạn nào?

Bí quyết #6: Tìm hiểu xem liệu họ có những chuyên gia điều hành hệ thống có kinh nghiệm trong đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ không

Khi bạn gọi đến nhờ hỗ trợ kỹ thuật, có thể sẽ rất khó chịu nếu phải tiếp chuyện một đại diện “dịch vụ khách hàng” không có kỹ thuật trong khi bạn lại thực sự cần nói chuyện với một chuyên gia điều hành hệ thống có khả năng giải quyết các vấn đề của mình. Hãy tìm hiểu cơ cấu bộ phận hỗ trợ của công ty họ, bạn mất bao nhiêu thời gian để có thể gặp một người điều hành hệ thống thực sự khi cần, và có những nhà điều hành hệ thống nào có thể giúp bạn khi cần.

Bí quyết #7: Đảm bảo dịch vụ hosting linh hoạt

Người làm nhiệm vụ hosting cần phải hiểu những máy chủ chất lượng có tầm quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp của khách hàng. Hầu hết các dịch vụ hosting thuê máy chủ có hỗ trợ không thực hiện các ứng dụng hỗ trợ nào không phải là một phần trong cài đặt máy chủ ban đầu của họ.  Hãy tìm một người làm hosting nhiều kinh nghiệm để hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau, và cho bạn những kiến thức chuyên môn trong khi tiến hành dịch vụ.

Bí quyết #8: Tìm hiểu xem những khách hàng cũ/hiện tại nói gì về họ

Nhà cung cấp dịch vụ hosting tương lai của bạn có thể kể cho bạn những câu chuyện về thành công của khách hàng với những đặc điểm cài đặt tương tự như bạn? Họ có thể đưa ra những tham khảo từ các khách hàng có thể cho bạn biết tình hình sử dụng dịch vụ của công ty họ hay không?

Bí quyết #9:Đảm bảo việc hỗ trợ của nhà cung cấp dịch vụ không bao gồm chi phí phụ thêm

Hãy chắc chắn rằng bất kỳ dịch vụ hosting nào bạn đang xem xét đều cung cấp được một danh sách đầy đủ vạch ra những hỗ trợ họ có để bạn có thể biết cái gì được hỗ trợ miễn phí, cái gì phải trả phí, và cái gì không được hỗ trợ. Nhiều nhà cung cấp dịch vụ sẽ cố gắng che giấu một cấp độ hỗ trợ miễn phí dưới mức tiêu chuẩn dưới vỏ ngoài là những điều khoản không cụ thể về dịch vụ hỗ trợ chất lượng cao, vì thế hãy yêu cầu họ giải thích cụ thể nếu muốn hợp tác với công ty của bạn.

Trả lời