Hoạt động của SSL

      Không có bình luận ở Hoạt động của SSL

Đối với hầu hết các công ty, việc Google khuyến cáo sử dụng HTTPS là lý do để thực hiện chuyển đổi sang giao thức đó, nhưng bản thân mỗi chúng ta cũng cần hiểu sự khác biệt giữa chúng – ưu và nhược điểm của HTTP và HTTPS.

Tôi sẽ bắt đầu bằng việc giới thiệu tổng quan về giao thức HTTP và sau đó xem xét lý do tại sao Google muốn các trang web chuyển đổi sang sử dụng HTTPS.

HTTP là gì, hoạt động như thế nào, và tại sao nó không được bảo mật?

HTTPHyperText Transfer Protocol, là một giao thức đã tồn tại hơn 15 năm, dùng để truyền tải thông tin qua Internet.

Cũng như nhiều giao thức khác, HTTP hoạt động theo mô hình Client – Server.
Trình duyệt web tạo request được gọi là Client, nơi nhận và phản hồi request đó là Server.

Giả sử, bạn đang ngồi trong quán cafe và thử đăng nhập Facebook thông qua wifi của quán (giả định là Facebook đang dùng HTTP). Mạng wifi của quán là public, bất cứ ai kết nối với nó đều có thể truy cập dữ liệu đang được chuyển giao.

Bây giờ chúng ta hãy xem những gì đang xảy ra với dữ liệu của bạn nếu như website sử dụng HTTP.

Dữ liệu ở đây là bao gồm tất cả thông tin đăng nhập, mật khẩu, … cho tài khoản Facebook của bạn.

Để đăng nhập vào Facebook, bạn cần nhập các thông tin như email, số điện thoại và mật khẩu. Ngay khi bạn nhấp vào nút đăng nhập, dữ liệu của bạn sẽ được gửi đến Server của Facebook.
Server nhận dữ liệu, và xác thực nó. Nếu thông tin nhập là chính xác, Server sẽ gửi về HTTP status là “OK”, và bạn được đăng nhập vào tài khoản của mình. Mọi thứ có vẻ ez.

Nhưng vấn để xảy ra ở đây là, nếu dữ liệu của bạn gửi lên server thông qua HTTP, thì nó sẽ không được mã hóa (HTTP không mã hóa dữ liệu) và vì vậy, bất kỳ dữ liệu nào được truyền thông qua giao thức HTTP đều có thể bị đánh cắp hoặc thay đổi từ bên thứ ba

HTTPS là gì và làm thế nào nó có thể bảo vệ website của bạn

Giống như HTTP, HTTPS cũng là một giao thức giúp truyền thông tin giữa Client và Server. (Nó là một phiên bản của HTTP với thêm chứ “S” ở cuối – viết tắt của “Secure”).
HTTPS bảo mật dữ liệu của bạn bằng cách sử dụng giao thức TSL (Transport Layer Security) hay còn gọi là SSL. Nhưng SSL là gì?

SSL là tiêu chuẩn bảo mật cung cấp 3 lớp bảo vệ:

  • Mã hóa (Encryption): tất cả dữ liệu được gửi giữa browsers (Client) và Server đều được mã hóa. Nếu Hacker lấy được gói tin đó, cũng không thể giải mã được.
  • Toàn vẹn dữ liệu (Data integrity): Đảm bảo dữ liệu truyền đi không thể sửa đổi hoặc bị hỏng mà không bị phát hiện.
  • Xác thực (Authentication): Xác minh xem bạn thực sự đang giao tiếp với Server đã định hay không.

Hoạt động của SSL

SSL sử dụng cái gọi là Public Key Cryptography hoặc hệ thống Public Key Infrastructure (PKI).
Hệ thống PKI (key đối xứng) sử dụng 2 key khác nhau để mã hóa thông tin: public key và private key.
Bất cứ thứ gì được mã hóa bằng public key đều chỉ có thể giải mã bằng private key tương ứng và ngược lại.

Lưu ý rằng, private key – giống như cái tên của nó, nên được bảo vệ kỹ và chỉ được truy cập bởi chính owner mà thôi.
Với một trang web, private key phải được giữ an toàn trên Server.
Nhưng ngược lại, public key lại được cấp phát công khai cho bất kỳ ai, và tất cả mọi người đều cần nó để giải mã thông tin đã được mã hóa trước đấy bằng private key.
Bây giờ, chúng ta đã hiểu cách làm việc của cặp public key và private key, ta sẽ tiếp tục mô tả quá trình hoạt động SSL thông qua từng bước

Trả lời