Hướng dẫn triển khai SEO Audit

      Không có bình luận ở Hướng dẫn triển khai SEO Audit

Triển khai tối ưu hóa công cụ tìm kiếm với Audit (SEO Audit) cho website là vô cùng quan trọng bởi có rất nhiều lý do. Dưới đây Việt SEO sẽ hướng dẫn cách triển khai SEO Audit và danh sách chi tiết các bước thực hiện để đảm bảo xử lý triệt để cho mọi website.

Những kết quả từ SEO Audit?

Chúng ta sẽ đạt được 3 mục tiêu từ SEO Audit:

Mô tả trạng thái hiện tại của website – Đây là phân tích chi tiết của website sẽ hoạt động như thế nào trong SERPs, social media, số lượng internal link hay backlink và bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến trạng thái hiện tại của website.

Một danh sách các lỗi của của website và đưa ra phương án xử lý các lỗi này.

Một báo cáo mô tả một chiến lược Digital Marketing hoàn chỉnh để tận dụng tất cả các nguồn truy cập, cơ hội trên Internet và không chỉ SEO.

Tại sao phải SEO Audit Website một cách thường xuyên

Mọi thứ thay đổi rất nhanh chóng trong ngành SEO và những gì đang hôm nay được coi là tốt nhưng tháng sau có thể không còn tốt nữa. Do vậy website cần phải được SEO Audit thường xuyên (ít nhất 2 lần mỗi năm) để đảm bảo website thân thiện với những yếu tố xếp hạng mới nhất.

Thực hiện SEO Audit như thế nào?

Sau khi trải qua rất nhiều nghiên cứu, thử nghiệm và trải nghiệm về dịch vụ SEO Audit cho website thì Việt SEO có thống kê 1 danh sách bao gồm tới 60 vấn đề cần phải kiểm tra thường xuyên.

Danh sách này được chia làm 5 phần: SEO Onpage, công cụ hỗ trợ kiểm soát website, SEO Offpage, Social Media, quảng bá website.

SEO Onpage là phần quan trọng nhất trong danh sách kiểm tra SEO Audit. Trong thực tế, đa phần các vấn đề của SEO Audit cũng đều xảy ra ở vấn đề này. Và để kiểm tra website có được tối ưu hóa với các công cụ tìm kiếm hay không thì cần phải kiểm tra các vấn đề sau đây:

Tiêu đề và mô tả – Title và description phải là duy nhất cho mỗi trang và có số kí tự  nằm giới hạn qui định. Ngoài ra title và description cần phải được tối ưu với người đọc để tăng kích thích từ đó tăng được chỉ số CTR.

Cấu trúc URL – Bạn cần phải tìm hiểu Friendly Url là gì? Cách tạo URL thân thiện với SEO. Sau đó là kiểm tra mỗi URL phải là đại diện cho 1 trang duy nhất và có được định dạng đúng hay không.

URL được tối ưu trong SEO là phải bao gồm có từ khóa, sử dụng dấu gạch nối (‘-‘) để tách các từ khóa, mỗi trang là 1 URL duy nhất và ít hơn 255 ký tự (bao gồm cả domain).

 

Định dạng văn bản – Đảm bảo rằng bạn không chỉ có văn bản thuần túy trong các trang của mình. Mọi văn bản phải được định dạng đúng bằng H1 (cho tiêu đề chính) và H2 –> H6 (cho các tiêu đề phụ), in đậm và in nghiêng cho các phần quan trọng, …

Nội dung – Viết nội dung chuẩn SEO và độc nhất cho website. Sử dụng copyscape để kiểm tra tất cả các trang của bạn để tìm kiếm tính độc đáo và nếu tìm thấy nội dung trùng lặp thì cần phải có phương án xử lý sớm để tránh trùng lặp.

Sử dụng Google Analytics để tìm các trang phổ biến nhất (bao gồm Landing Page và các trang nhiều lượt truy cập nhất) và đảm bảo rằng các trang này có nội dung chất lượng cao (không có lỗi chính tả và ngữ pháp, được định dạng đúng, được quảng cáo đúng cách trên phương tiện truyền thông xã hội, v.v.).

Nếu có các trang khác đang bị thin content hoặc trùng lặp nội dung thì phải sử dụng Redirect 301 để hợp nhất các trang lại.

Liên kết internal – Liên kết các bài viết lại với nhau rất hữu ích cho cả công cụ tìm kiếm và người dùng.

Kiểm tra và đảm bảo rằng bạn đang thực sự liên kết các trang có liên quan với nhau bằng cách tính đến 4 yếu tố sau:

Rằng bạn không chỉ sử dụng Anchor text cho các liên kết nội bộ mà còn phải sử dụng cả full title và anchor text không chứa từ khóa.

Các trang bạn muốn xếp hạng cao hơn trên bảng tìm kiếm thì phải có số lượng liên kết nội bộ lớn hơn.

Các trang bạn muốn xếp hạng cao thì cần phải có liên kết từ trang chủ của bạn.

Số lượng 2 – 10 liên kết nội bộ trên mỗi bài viết.

Hình ảnh – Hình ảnh hữu ích khi làm cho website dễ đọc hơn và hấp dẫn hơn với social media (đặc biệt là Pinterest) nhưng hình ảnh cũng ảnh hưởng tới SEO khi có quá nhiều hình ảnh chúng sẽ làm tăng thời gian tải trang

Broken Links – liên kết bị hỏng – Liên kết bị hỏng không tốt cho trải nghiệm người dùng và do đó cũng không tốt cho SEO. Có 2 cách để kiểm tra các liên kết bị hỏng:

Sử dụng các công cụ hỗ trợ SEO để kiểm tra các liên kết, và tốt hơn hết nên sử dụng những công cụ trả phí để nhanh chóng có những kết quả tốt nhất.

Sử dụng báo cáo ‘Lỗi thu thập dữ liệu’ trong Google Search Console để tìm các liên kết bị hỏng của website.

Sử dụng quảng cáo kiếm tiền ngay trong màn hình đầu tiên – Cách đây vài năm, Google bắt đầu xử phạt các website đang có quá nhiều banner click quảng cáo ngay màn hình đầu tiên.

Thân thiện với người dùng – rất khó để đánh giá website như thế nào là thân thiện với người dùng, vì điều này phụ thuộc vào website và cách thiết kế trang web

Website control checklist

Bạn có đang sử dụng tất cả các công cụ cần thiết để kiểm soát website không? Bạn đã đăng ký website của mình với công cụ quản trị trang web của Google chưa, có thể các công cụ tìm kiếm truy cập website có gặp bất kỳ sự cố nào không?

Bạn có biết cách theo dõi các báo cáo phân tích không? Đây là một số câu hỏi bắt buộc phải trả lời trong phần này.

Kiểm soát website được cố tình đặt sau SEO Onpage và trước các phần khác (SEO offpage, social media và quảng bá) vì nếu chúng ta không biết thông tin cơ bản của website (bao gồm cả trạng thái hiện tại và các vấn đề tiềm ẩn), bạn không thể thành công chuyển sang các bước tiếp theo.

Audit về social media

Trong lĩnh vực Digital Marketing thì có thể nói chúng ta sẽ không sống nổi nếu thiếu Social Media. Nếu chúng ta bỏ qua Social Media và chỉ tập trung vào tối ưu công cụ tìm kiếm như Google, Bing thì luôn có nhiều rủi ro tiềm ẩn.

Để kinh doanh Online thành công thì phải phân biệt lưu lượng truy cập, nguồn truy cập và sự phụ thuộc vào 1 nguồn truy cập (Google) không phải là con đường để đi.

Trả lời